Tuesday, May 22, 2018

Đảng Dân chủ ở Minnesota ‘tuyên chiến’ với Thiên Chúa, đức tin và lịch sử nước Mỹ?


Nghị si Dân chủ ở tiểu bang Minnesota đang vận động chống lại dự luật cho phép các trường học tự nguyện treo phương châm quốc gia "In God We Trust" (Chúng tôi tin vào Thiên Chúa).

Một nghị si Dân chủ thậm chí nói rằng in dòng chữ "In God We Trust" trên những tờ tiền của ông là một hành vi "sỉ nhục".

Trước đây, tại Hội nghị Quốc gia đảng Dân chủ năm 2012, đảng Dân chủ đã quyết định đưa Thiên Chúa ra khỏi cương lĩnh của đảng, sau khi bị cử tri phản đối dữ dội mới đưa vào lại.

Một dự luật ở Thượng viện tiểu bang Minnesota, Mỹ sẽ cho phép các trường học trong tiểu bang có thể treo phương châm quốc gia “In God We Trust” (Chúng tôi tin vào Thiên Chúa) một cách tự nguyện. 

Tuy nhiên, hãng Fox News đưa tin, điều đó đã khiến các đảng viên Dân chủ trong tiểu bang cảm thấy phẫn nộ, vì cho rằng nói đến Thiên Chúa là xúc phạm họ.

Chối bỏ lịch sử

Fox News cho biết các đảng viên Dân chủ ở tiểu bang tỏ ra khinh thường những người có đức tin và không quan tâm đến lịch sử nước nhà.

Tại Thượng viện Minnesota, Thượng nghị sĩ Dân chủ Scott Dibble đã đề nghị sử dụng “Allah” thay cho “God”, để trở thành “Allah We Trust”.

Ông Dibble đặt vấn đề nếu đổi như vậy, người đề xuất dự luật – Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Dan Hall – sẽ phản ứng như thế nào, vì các từ “God” và “Allah” đều có cùng một nghĩa, chỉ Thượng Đế hoặc Thiên Chúa/Đức Chúa Trời.

Tuy nhiên, bằng đề xuất như vậy, nghị sĩ Dibble đã bỏ qua lịch sử, theo Fox News.

“In God We Trust” đã được công nhận là phương châm của nước Mỹ hơn 200 năm trước, khi Francis Scott Key viết nó trong bài thơ The Star Spangled Banner lúc ông xem Trận chiến McHenry trong Chiến tranh năm 1812. Ông viết: “Và điều này là phương châm của chúng ta – In God We Trust”.

Bài thơ The Star Spangled Banner sau đó đã được Nghị viện phê chuẩn vào năm 1931 trở thành quốc ca của nước Mỹ.

Vì vậy, phương châm “In God We Trust” gần như gắn liền với lịch sử lập quốc của dân Mỹ, đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân như một di sản phi vật thể, theo Fox News.

Thiên Chúa là một trong những khía cạnh tạo nên sự thống nhất và hòa hợp nhất của nước Mỹ. Thuật ngữ này được sử dụng bởi nhiều tôn giáo để chỉ đến Đấng Tối Cao. Kitô hữu, người Do thái và người Hồi giáo đều đề cập đến quyền năng cao hơn mà họ tôn thờ là “Thượng Đế”, với các biến thể trong các ngôn ngữ khác nhau nhưng đều có cùng ý nghĩa.

Đảng Dân chủ đã hoàn toàn chìm đắm trong chính trị, theo Fox News, đó là một trong những lý do ông Donald Trump được bầu làm tổng thống.

Các cử tri đã nhìn thấy ý định tấn công vào các quyền tự do tôn giáo và đức tin vào Thượng Đế của đảng Dân chủ. Đó là lý do tại sao cộng đồng đức tin đã tập hợp phía sau Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ một cách chăm chú.

Muốn loại bỏ Thiên Chúa khỏi cương lĩnh đảng

Có điều gì đó rất nguy hiểm khi tấn công những người có đức tin hay bất kỳ biểu hiện nào của đức tin, và đảng Dân chủ vẫn tiếp tục sa vào con đường này, phớt lờ một phần lớn cơ sở bỏ phiếu của họ, Fox News viết.

Dân Mỹ và những người có đức tin khắp thế giới không thể quên khi Thiên Chúa bị dè bỉu tại Hội nghị Quốc gia đảng Dân chủ năm 2012.

Khi đó, Đảng Dân chủ đã đưa việc thừa nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, cùng với Thiên Chúa ra khỏi cương lĩnh của đảng. Sau đó, do bị cử tri Do Thái và Kitô giáo phản đối mạnh mẽ họ mới đưa vào lại.

Điều đáng chú ý là Charlotte, Bắc Carolina – nơi tổ chức Hội nghị Quốc gia Dân chủ 2012 – là thành phố đã tổ chức tang lễ cho Mục sư Billy Graham, người phát biểu tại lễ nhậm chức đầu tiên của Tổng thống Bill Clinton vào năm 1993.

Đó là một động thái đáng buồn cho đảng Dân chủ, khi họ đã đi từ việc tôn vinh một trong những nhân vật tôn giáo có ảnh hưởng nhất ở Mỹ tại lễ khai mạc của Tổng thống Clinton đến việc loại bỏ Thiên Chúa tại hội nghị của đảng chỉ 19 năm sau đó.

Fox News viết: “Đảng viên Dân chủ càng muốn đưa Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống hàng ngày của chúng ta và của con em chúng ta, họ càng chứng tỏ mình là những kẻ cực đoan muốn đưa đất nước của chúng ta sa vào một con đường hủy diệt. Đó là nơi họ hoàn toàn mất đi những người có đức tin, làm việc chăm chỉ và tuân thủ pháp luật”.

Phản đối dự luật cho phép trưng bày phương châm quốc gia “In God We Trust”, Thượng nghị sĩ Dân chủ John Marty nói: “Tiền trong ví của tôi cũng phải nói In God We Trust’. Tôi nghĩ đó là sự sỉ nhục”.

Trái lại, Thượng nghị sĩ Hall của đảng Cộng hòa nói ông đã tài trợ dự luật “In God We Trust” để mang lại sự tôn trọng, vốn đã bị mất...

Ông Hall nói: “Chúng ta đã mất rất nhiều sự tôn trọng đối với những điều trong cuộc sống mà lẽ ra chúng ta nên tôn trọng. Nếu bạn loại những điều đó ra khỏi chính phủ, nếu bạn loại những điều đáng tôn trọng, bạn sẽ đưa vào thứ khác”.

Đức tin là nền tảng đạo đức

Đức tin vào Thiên Chúa chính là nền tảng mang đến sự phồn thịnh cho nước Mỹ, giúp một “hợp chủng quốc” có được sự hòa hợp cần thiết để phát triển.


Tổng thống Trump phát biểu nhân dịp Lễ Độc lập. (Ảnh: Fox News)

Tổng thống Trump từng nhấn mạnh: “Ở Mỹ, chúng ta không tôn kính chính phủ, chúng ta tôn kính Chúa Trời”.

Phát biểu nhân Ngày Độc lập của nước Mỹ (ngày 4/7/2017), Tổng thống Trump nói: “Kể từ ngày ký Tuyên ngôn Độc lập vào 241 năm trước, nước Mỹ luôn luôn khẳng định rằng quyền tự do đến từ Đấng Sáng Thế của chúng ta. Các quyền lợi của chúng ta là do Đấng Sáng Thế ban tặng, không lực lượng nào trên Trái đất có thể tước bỏ những quyền lợi đó”.

Hoàng đế Napoléon – nhà chính trị, quân sự đệ nhất thế giới – từng khẳng định: “Một dân tộc không có tôn giáo thì chỉ có thể cai trị bằng súng ống”..

Với những nỗ lực thúc đẩy người dân xa rời niềm tin vào Thiên Chúa, phải chăng đảng Dân chủ đang muốn cai trị người dân bằng bạo lực hơn là sự hòa hợp và tin tưởng vào những giá trị đạo đức truyền thống?

Mỹ Khánh

No comments:

Post a Comment