Saturday, February 1, 2025

52 NĂM SAU: NHỚ LẠI HÒA ƯỚC MẤT NƯỚC

Thứ hai tuần rồi, nhằm ngày 27 tháng Giêng 2025, đã đánh dấu 52 năm ngày ký kết Hòa Ước Paris, 27/1/1973, không phải chấm dứt chiến tranh VN, mà chính thức chấm dứt sự can thiệp của Mỹ vào cuộc chiến. DĐTC xin có bài này để cùng quý độc giả hồi tưởng lại đại họa của đất nước và dân tộc, hơn nửa thế kỷ trước.

Hòa ước cuội này đã đưa đến thảm họa 30/4, khiến dân miền Nam ta, mất đất sống, phải xách dép chạy ra khắp thế giới tị nạn VC, tuy cũng có nhiều người vui mừng hớn hở có dịp may ngàn năm một thuở ra sống tại những xứ văn minh giàu có yên ổn mà không cần thông hành hay chiếu khán gì như con vẹt QuyTruong đã công khai nhìn nhận.

Câu chuyện ai cũng biết hết sức phức tạp.

Vì tính phức tạp của việc mất nước, nên đã có tranh cãi không ngừng suốt nửa thế kỷ qua, và chắc chắn những tranh cãi sẽ còn tiếp tục cả mấy trăm năm nữa.

Vấn đề tranh cãi lớn nhất đối với Mỹ cũng như với nhiều dân tị nạn, là chuyện ai chịu trách nhiệm để mất Nam VN vào tay VC, ai bỏ VNCH, đảng DC hay đảng CH, Johnson hay Nixon?

Trong hơn nửa thế kỷ qua, cả hai chính đảng lớn của Mỹ không ngừng xỉa tay đổ lỗi cho nhau, không khác gì trước đó đã xỉa tay đổ lỗi cho nhau việc để mất cả Trung Hoa lục địa vào tay Mao.

Nguyên nhân

Ngay sau khi miền Nam VN rơi vào tay VC năm 75, phe DC khi đó là đảng 'đối lập' không nắm quyền, đã mau mắn nhẩy xổ lên xỉa tay tố cáo phe CH đang nắm quyền đã 'để mất' Nam VN, cụ thể hơn, tố TT Nixon đã bán Nam VN cho Trung Cộng qua con buôn Do Thái Kissinger. Thả con tép VN để vồ con tôm hùm Tầu, béo bở cho các đại tập đoàn tư bản Mỹ hơn nhiều. Truyền thông loa phường nhất tề xúm lại phổ biến và cổ võ cho quan điểm này, cũng để tránh tội chúng đã tiếp tay giết miền Nam VN. Truyền thông vẹt tị nạn u mê làm bổn phận vẹt răm rắp nhai lại.

Sự thật lịch sử là đảng DC và đám truyền thông đã hèn hạ chạy tội, đổ lỗi việc mất Nam VN cho đối lập, nhất là cho Nixon, một TT không mấy được dân Mỹ ưa thích. Chạy tội khi có tội bất kể tội lớn nhỏ, đấm ngực khi có công bất kể công lớn nhỏ, đó là chuyện bình thường trong chính trị nói chung, nhất là trong chính trị Mỹ nói riêng khi các chính trị gia đều lên hay xuống tùy theo số phiếu cử tri, nghĩa là phần lớn dựa trên khả năng mỵ dân, khả năng chạy tội và đổ thừa, hay khả năng nhận vơ công người khác, không hơn không kém. Nhưng chuyện đáng nói vì đáng buồn, là nhiều dân Việt tị nạn đã tin như đinh đóng cột vào cái mánh xỉa tay chạy tội của đảng DC này. Nguyên nhân chính là khối dân tị nạn nói chung đã không hiểu rõ toàn bộ câu chuyện từ đầu đến đuôi.

Trước ngày đại họa mất nước, dân Việt ta trong nước gần như bị bịt mắt về những biến chuyển của chính trường thế giới cũng như chính trường Mỹ. Truyền thông trong nước khi đó bị kiểm duyệt rất gắt, dân ta hầu như không biết gì về những biến chuyển trong chính trường Mỹ. Những tin kiểu như hạ viện và nhất là thượng viện Mỹ liên tục biểu quyết chống việc Mỹ dính dáng vào chiến tranh VN, những vụ biểu tình của sinh viên thiên tả trong hàng loạt đại học cấp tiến nhất nước, do Mạc Tư Khoa và khối CS quốc tế khích động, chỉ đạo, phối hợp và điều động,... đều bị 'đục bỏ'. Những tin về những hoạt động gọi là 'phản chiến' của các chính khách Eugene McCarthy, Robert Kennedy, Joe Biden, John Kerry, George McGovern,... đã bị chính quyền của TT Thiệu chặn đứng, dân ta không hay biết gì nhiều (dân Việt ta khi đó chẳng thể biết McCarthy, Bob Kennedy, McGovern, Kerry, Biden,... là ai vì chưa bao giờ đọc thấy tên của họ trên báo chí VNCH). Dân ta vẫn chỉ biết TT Johnson của đảng DC đang cố loay hoay đánh VC mà vẫn chưa thắng, điều đình thất bại vì TT Johnson nhất quyết không nhượng bộ CSVN, bảo vệ Nam VN tới cùng. Trong khi Nixon và tên 'Do Thái' Kissinger lên nắm quyền, đã rất mau mắn chấp nhận 'bán' Nam VN cho TC, một phần để đổi lấy thị trường Tầu khổng lồ và quá béo bở cho những tài phiệt CH, một phần để tập trung nỗ lực bảo vệ Do Thái tại Trung Đông.

Sự hiểu biết về chính trị Mỹ khoan nói tới đám dân ngu khu đen, ngay cả TT Thiệu cũng dường như mù tịt khi ông tin vào những cam kết riêng của Nixon mà không hiểu Nixon chỉ hứa cuội vì thực quyền và hầu bao, một phần lớn do quốc hội nắm. Ngay cả việc TT Nixon đang dẫy tê tê, tìm sống trong vụ xì-căng-đan Watergate, TT Thiệu có lẽ cũng không biết rõ mọi chi tiết cũng như hậu quả. Hai ông đại sứ Bùi Diễm và Trần Kim Phượng hoặc là cũng không ý thức được Nixon đã mất hết quyền và uy, hoặc là nhát tay không dám nói sự thật cho TT Thiệu, hoặc là đã có nói nhưng không đủ khả năng thuyết phục một ông Thiệu với bản tính ngoan cố và đa nghi. Ông cố vấn Hoàng Đức Nhã, hiểu biết nước Mỹ hơn người, cũng có thể đã cảnh báo TT Thiệu về những cam kết cuội của Nixon, nhưng cũng chẳng thuyết phục được ông Thiệu, vẫn kiên quyết bám víu vào cam kết của Nixon. Hay có khi ông Thiệu không tin Nixon cũng không được vì chẳng có cách nào khác. Thân phận tiểu quốc là vậy.

Chạy qua Mỹ, lần đầu tiên có dịp đọc đủ loại tin từ thật nhiều báo chí, sách vở và đài tivi, hầu hết theo phe DC chống CH, đặc biệt là thù ghét Nixon -như đang thù ghét Trump bây giờ- chỉ thấy xỉa tay vào Nixon, nên phần lớn dân tị nạn sẵn sàng tin ngay những lập luận Nixon bỏ Nam VN. Ghi ơn đảng DC và Johnson, khắc sâu sự phản bội của đảng CH và Nixon/Kissinger. Các công Nguyễn Tiến Hưng, Hoàng Đức Nhã,... vì là những nhân vật chính đối đầu với Nixon bị Nixon bóp cổ, thậm chí lừa gạt, nên cũng nhất tề chỉ nhìn thấy tội của Nixon. Qua bao nhiêu sách viết về 'cuộc tháo chạy của Mỹ', dù phải cám ơn ông Nguyễn Tiến Hưng ví biết thêm rất nhiều dữ kiện, vẫn phải thấy ông Hưng đã chứng minh quá rõ cho thiên hạ thấy, ông không nhìn thấy xa hơn đầu mũi Nixon.

Con vẹt già Katumtran gần đây có viết rất hoành tráng "Nửa thế kỷ trước, Kissinger và Nixon của đảng Cộng Hòa đã bán đứng Miền Nam cho Việt cộng. Cựu TT Nguyễn Văn Thiệu và quân dân Miền Nam không cương quyết chống lại. Mỹ cắt viện trợ. Miền Nam đành cắn răng nuốt hận, vào bàn đàm phán Hòa Bình...", Chỉ là một kết luận gian trá, viết lại lịch sử, tóm lược lại tất cả những tranh cãi về nguyên nhân đại họa 30/4/1975. Mà lại hoàn toàn sai về thời gian tính.

Đây là chuyện viết lại lịch sử thô bạo, coi thường thiên hạ nhất. Sự thật lịch sử là VNCH đã bị TT Johnson của đảng DC ép vào bàn đàm phán từ lâu trước khi Nixon đắc cử TT và nhậm chức, trước khi viện trợ Mỹ cũng bị đảng DC của đám Biden cắt để trói tay Nixon, không cho Nixon phương tiện giúp Nam VN chống trả CSBV. Không phải tại Nixon cắt viện trợ rồi miền Nam VN mới đành "cắn răng nuốt hận, vào bàn đàm phán".

Dưới đây là bài viết kể lại thượng viện với đảng DC nắm đa số đã biểu quyết bao nhiêu lần trói tay Nixon, mọi người cần đọc để hiểu rõ vấn đề trước khi kết tội Nixon:

Sự thật là TT Johnson bị áp lực mạnh của những chính khách phản chiến trong đảng DC, khối truyền thông thiên tả, và phong trào gọi là 'phản chiến' ngay từ đầu năm 1965, trong khi Nixon chỉ đắc cử TT cuối năm 1968. Ngay từ đầu năm 1968, sau Mậu Thân, tất cả các ứng cử viên TT của đảng DC đều chủ trương tháo chạy khỏi Nam VN cho thật nhanh, trong đó đứng đầu là TNS Eugene McCarthy và cựu bộ trưởng Tư Pháp Bob Kennedy (em TT Kennedy). Áp lực chống Mỹ tham chiến tại Nam VN mạnh tới độ TT Johnson phải rút lui, không ra tái tranh cử vì biết chắc chắn sẽ thua Bob Kennedy. Phong trào gọi là 'phản chiến' đó mạnh tới độ đã mang Joe Biden vào thượng viện như một trong những tiếng nói của thế hệ chính khách trẻ chống chiến tranh mạnh nhất. Phong trào cũng biến anh trung úy phản chiến John Kerry thành người hùng, đắc cử vào thượng viện bốn năm sau, 1972.

Ở đây cũng phải nói cho rõ, truyền thông gọi đó là những phòng trào phản chiến, hay chống chiến tranh -antiwar. Tên này không mô tả chính xác các phong trào này. Trên thực tế đây không phải là những phòng trào chống chiến tranh mà là những phòng trào chống việc Mỹ tham chiến giúp miền Nam chống lại xâm lăng của CSBV, nghĩa là muốn bỏ mặc chiến tranh Nam VN cho VNCH lo, sống chết không cần biết. Đó chính là chủ trương của McCarthy và Biden. Bob Kennedy khi ông anh còn làm TT thì muốn Mỹ can dự mạnh, là tiếng nói lớn cổ võ việc lật đổ TT Diệm để Mỹ nắm toàn quyền chỉ huy chiến tranh. Sau khi TT John Kennedy bị ám sát chết thì Bob Kennedy chuyển hướng, muốn Mỹ phủi tay. Kerry thì đã từng tham chiến trực tiếp tại Nam VN, không chủ trương bỏ Miền Nam, nhưng công kích lính Mỹ và lính VNCH chỉ giỏi ăn cắp gà và hãm hiếp phụ nữ, trong khi cuộc chiến của Nam VN không có chính nghĩa.

TT Johnson trước khi rút lui vì áp lực 'phản chiến' quá mạnh, đã phải tìm mọi cách, bằng mọi giá 'xin' nói chuyện với Hà Nội, mở cuộc đàm phán tìm hòa bình qua hội nghị Paris từ 1965. Nhưng khi đó, VC còn rất hung hãn, tung ra hàng loạt chiến dịch quân sự như Tết Mậu Thân 1968, rồi các trận tổng công kích tiếp theo, Mùa Hè Đỏ Lửa 1972,... để mưu tìm ưu thế trong đàm phán, nên cuộc điều đình của TT Johnson không đi đến đâu. Qua thời Nixon, phe phản chiến trong đảng DC đối lập với TT CH Nixon, không còn phải chống ông đồng chí DC Johnson nữa, nên các tay Kerry, Biden và đồng chí của họ trở nên hung hãn hơn nhiều (McCarthy đã thất bại trong cuộc vận động bầu cử năm 1968, và Bob Kennedy đã bị ám sát chết), chặt hai tay, hai chân Nixon qua hàng loạt biểu quyết của thượng viện, trong đó có cấm thả bom Bắc Việt, đường mòn HCM, Lào, và cấm tham chiến tại Căm-Pu-Chia, cắt mạnh quân viện. Nixon có muốn cứu Nam VN, tiếp tục quân viện Nam VN cũng không được, nên bắt buộc phải điều đình với 'bố mẹ' của CSBV là Liên Xô và Trung Cộng, không lựa chọn nào khác, để tìm một giải pháp chấp nhận rút ra khỏi Nam VN một cách ít hại nhất cho Nam VN. Nixon bị ép phải chấm dứt chiến tranh VN mạnh tới độ không làm gì khác được ngoài việc vớt vát được tới đâu hay tới đó, kéo dài đàm phán với CSBV suốt bốn năm nhiệm kỳ đầu. Nếu thật sự muốn bỏ nam VN, Nixon đã có thể bỏ ngay khi mới nhậm chức, không cần phải giằng co với VC trong bốn năm.

Trong thế tiến thoái lưỡng nan kẹt cứng đó, Nixon và Kissinger đã bắt buộc phải tìm đủ cách chấm dứt chiến tranh, ít nhất chấm dứt sự can thiệp của Mỹ vào cuộc chiến. Tìm đủ cách kể cả những cách không sòng phẳng với miền Nam ta, thậm chí kể cả việc dùng những mánh phải nói là không lương thiện, lừa gạt TT Thiệu luôn. Không ai có thể tán tụng những mánh xảo quyệt Nixon/Kissinger đã dùng để đối xử với TT Thiệu, nhưng cũng không ai có thể phủ nhận Nixon/Kissinger đã bị phe DC của những Kerry, Biden dồn vào chân tường đó. Lịch sử nếu công bằng phải nhìn nhận cho rõ vai trò của cả hai chính đảng DC và CH, của cả hai TT Johnson và Nixon, của truyền thông thiên tả, và của các chính khách thời cơ như các tay Kerry và Biden muốn khai thác luồng gió chống chiến tranh do truyền thông loa phường thổi vào. Tội của Biden lớn hơn xa tội của Nixon. Hơn nữa, nếu Biden lẳng lặng về hưu thì chẳng ai muốn khui đống tro tàn ra hạch tội Biden làm gì, nhưng vì Biden là ứng cử viên tổng thống thì khi dân Mỹ gốc Việt lựa chọn người để bỏ phiếu, thì vai trò và trách nhiệm của Biden trong việc chúng ta mất nước không cho phép dân Việt tị nạn ta quét vào gầm giường được.

Tóm lại, việc Mỹ bỏ Nam VN là 'tác phẩm' của đám chính khách phản chiến Kerry, Biden, được đám sinh viên thiên tả của các trường đại học cấp tiến và đám truyền thông loa phường hậu thuẫn mạnh. Đổ lỗi cho Nixon/Kissinger là viết lại lịch sử vì bị đảng DC tẩy não để chạy tội, không hơn không kém.

Nếu phải đi xa hơn trong vấn đề truy cứu thủ phạm tội ác lịch sử thì không ai có thể quên vai trò của truyền thông Mỹ. Khi đó, tất cả truyền thông thiên tả của Mỹ đều mô tả miền Nam VN như một ổ rác thối tha khổng lồ, với lãnh đạo tham ô, tướng tá bất tài, lính tráng hèn nhát, quốc hội toàn gia nô gọi dạ bảo vâng, dân chúng toàn đĩ điếm, ăn mày, trộm cắp, ... Trong khi cán ngố VC toàn là những anh hùng dép râu, sẵn sàng hy sinh mạng sống để đánh đuổi ngoại xâm, dành độc lập cho đất nước. Trong bối cảnh đó, làm sao dân Mỹ nói chung có thể tiếp tục hậu thuẫn cuộc chiến sống còn của chúng ta? 'Phản chiến' là thái độ tất nhiên. Đáng tiếc thay, nhiều dân tị nạn sau này qua Mỹ vẫn nức nở ca tụng truyền thông Mỹ như là Thánh Kinh của tự do ngôn luận, thông tin trung thực.

Dĩ nhiên dân VN trước 75 hiểu biết rất hạn chế về những chuyện Mỹ nghĩ gì, nói gì về Nam VN vì tất cả báo chí Mỹ đều không tới tay dân Việt. Dân Việt trong nước khi đó chỉ nghe phong phanh là truyền thông Mỹ không thân thiện với chính quyền và dân quân miền Nam, không biết chúng đã đi xa tới mức nào, đã thóa mạ chúng ta và tàn sát chính nghĩa của ta như thế nào.

Sau khi mất Nam VN, thì những thủ phạm đó, từ đảng DC tới truyền thông thiên tả, tìm đủ cách chạy tội dĩ nhiên, xỉa tay đổ tất cả mọi lỗi lên đầu cặp bài trùng ma đầu Nixon-Kissinger, mà dân Mỹ đã sẵn không ưa lắm.

Đám vẹt tị nạn đang ra rả sỉ vả và hạch tội Nixon-Kissinger cũng chỉ là nạn nhân của chiến dịch chạy tội này thôi. Ngoài việc lờ mờ về thế sự, đám vẹt đó dĩ nhiên cũng không đủ khả năng nhận định vấn đề mà chỉ biết làm bổn phận vẹt, nhai lại những xuyên tạc của đám DC và truyền thông loa phường của DC thôi.

Về vai trò của Biden, đám vẹt cuồng mê Biden đã vặn trẹo quai hàm tìm cách bào chữa cho Biden. Con vẹt già Chu Tắt Tiếng viết -bằng tiếng Anh cho oai !!!- "Biden did not vote against sending financial assistance to the South Vietnamese government toward the end of the Vietnam conflict, or block either the admittance of refugees to the U.S. or the distribution of funds to help them resettle -- in May 1975 he supported a bill allowing this to occur."

Không phải là Chu Tắt Tiếng mà là Chu Mỏ Nói Láo!

1- "Biden did not vote against sending financial assistance to the South Vietnamese government toward the end of the Vietnam conflict". NÓI LÁO! Biden ra tranh cử thượng nghị sĩ Delaware ngay từ năm 1972 dựa trên lời kêu gọi Mỹ rút ra khỏi VN ngay, sau đó, sau khi đắc cử vào thượng viện, từ đầu 1973 tới tháng 4/1975, đã không bỏ qua bất cứ MỘT lần biểu quyết nào của thượng viện cắt quân viện cho VNCH. Không tin, cứ hỏi ChatGPT.

Trích ChatGPT

2- "or block either the admittance of refugees to the U.S. or the distribution of funds to help them resettle". NÓI LÁO! Có hai lần thượng viện biểu quyết về vấn đề này, thì một lần Biden biểu quyết chống, một lần Biden tránh, không tham gia biểu quyết:

S. 1484 – Vietnam Contingency Act

Đây là gói cứu nguy khẩn cấp cho dân di tản VNCH được thượng viện thảo luận và phê chuẩn ngày 24/4/1975, một tuần TRƯỚC khi miền Nam VN rơi vào tay CS.

Dự luật dự trù chi 100 triệu để di tản và định cư 130.000 người Việt trên đất Mỹ, cùng với 100 triệu để tái định cư dân Việt chạy loạn CS trong nước (số tiền sau này chưa kịp sử dụng vì mất nước một tuần sau đó).

Ủy ban Ngoại Giao thượng viện biểu quyết với tỷ lệ 14-3 cho mang dự luật này ra biểu quyết trước phiên họp khoáng đại của cả thượng viện. TNS Biden là một trong 3 nghị sĩ chống trong ngay ủy ban. Ra trước thượng viện, dự luật được phê chuẩn với tỷ lệ 46-17, với TNS Biden là một trong 17 người chống.

Trích ChatGPT

H.R. 6755 - Indochina Migration and Refugee Assistance Act

Đây là gói cứu trợ người tị nạn đầu tiên được biểu quyết 3 tuần SAU khi miền Nam VN đã rơi vào tay CSBV, vào ngày 23/5/1975. Gói cứu trợ này chu cấp 305 triệu cho bộ Ngoại Giao, và 100 triệu cho bộ Y Tế, tổng cộng 405 triệu đô (con số này sau đó được điều chỉnh nhiều lần) để định cư 130.000 người Việt và Căm Pu Chia trên đất Mỹ.

Dự luật lưỡng đảng này được hầu như toàn thể các nghị sĩ DC và CH ủng hộ. Trong Ủy Ban Ngoại Giao, tất cả các nghị sĩ cả hai đảng đều ủng hộ nên TNS Biden cũng đành phải bỏ phiếu chấp nhận chuyển dự luật qua phiên họp khoáng đại để lấy biểu quyết. Ra trước toàn thể thượng viện, dự luật được phê chuẩn với tỷ lệ 78-2, với 20 TNS không bỏ phiếu hay bỏ phiếu trắng. TNS Biden KHÔNG bỏ phiếu.


3- "in May 1975 he supported a bill allowing this to occur". NÓI LÁO! Tháng 5/1975, Biden biểu quyết chấp nhận một nghị quyết chào đón người Việt tị nạn. Đây là một nghị quyết vô thưởng vô phạt, chẳng có một hậu quả tài chánh hay pháp lý nào trên việc dân Việt được vào định cư ở Mỹ hay giúp đỡ gì, vì chỉ là một lời chào đón -welcome-. Đó là một nghị quyết -resolution-, không phải là một đạo luật -bill.

Tóm lược

Cố TT Kennedy có một câu nói để đời: thất bại luôn là mồ coi, thành công lại có quá nhiều bố mẹ. Nếu đặt câu hỏi ai chịu trách nhiệm để mất VNCH vào tay CSBV thì sẽ... mười người trăm ý chạy tội.

Để tóm tắt:

TT Johnson muốn đánh mạnh để thắng, khỏi mang tiếng TT đầu tiên thua một cuộc chiến, nhưng lại sợ đại chiến với TC, nên rụt dè, leo thang nhỏ giọt, rồi bỏ chạy, không ra tranh cử TT nữa.

TT Nixon coi VN như trở ngại lớn trong chiến lược chân vạc thế giới, nhưng không muốn tháo chạy vì sợ sẽ khiến Mỹ yếu thế, mất uy tín quốc tế trong cái chân vạc đó, muốn thanh toán mạnh để chiến thắng nhanh, nhưng bị quốc hội DC chặt tay trói chân. Lại bị kẹt trong xì-căng-đan chính trị Watergate. Để rồi cũng phải tìm cách tháo chạy, ít mất mặt nhất trên giấy tờ, cho dù phải lừa gạt đồng minh VNCH.

TT Biden, ra tranh cử thượng nghị sĩ năm 1972 với chủ trương bỏ Nam VN vô điều kiện, bất cần biết số phận dân VN, vì ngửi thấy mùi dân Mỹ chống chiến tranh, và ông đã chống chiến tranh, dễ kiếm phiếu cho ông hơn. Biden cả đời chỉ là theo thời cơ chủ nghĩa, 'cuốn theo chiều gió chính trị', chẳng hạn kỳ thị da đen rồi chuyển qua thượng tôn da đen, chống hôn nhân đồng tính rồi nhẩy qua cổ võ hôn nhân đồng tính, chống phá thai nhân danh Công giáo rồi đảo qua sống chết bảo vệ phá thai,...

Cả hai TT Johnson và Nixon đều cố cứu, rồi bỏ VNCH vì thất bại trong nỗ lực, chỉ có Biden không bao giờ muốn cứu VNCH, mà ngay từ đầu, từ những ngày tranh cử vào thượng viện, chỉ lo tặng Nam VN cho VC càng sớm càng tốt.

Riêng Vũ Linh này đã viết khá nhiều về vấn đề VN, bây giờ xin gửi lại link hai bài chính bàn về chuyện mất nước, xin gửi lại để quý độc giả có hứng thú, có thể đọc lại:

Nhìn lại lịch sử: vai trò của Mỹ - DĐTC

Hoà ước khai tử VNCH - DĐTC

Vũ Linh



TIN TỨC - 1/2/2025

TIN VỀ TRUMP

Số người coi lễ tuyên thệ
Thống kê chính thức cho biết tổng số người coi lễ tuyên thệ của TT Trump trên thế giới, qua các đài tivi cả thế giới và các trang mạng xã hội như Facebook, X, Tik Tok,... đã đạt con số kỷ lục vô tiền khoán hậu là hơn một tỷ người.

Nói chuyện này nhớ lại năm 2017, TT Trump khoe có nhiều người xem lễ tuyên thệ của ông hơn là số người xem lễ tuyên thệ của Obama. Ngay say đó, truyền thông loa phường nhất tề nhạo báng Trump, tung hình chụp công viên trước quốc hội, cho thấy số người coi Obama nhiều hơn xa số người xem Trump. Nhưng tuyệt đối, không có một báo nào hay đài tivi nào dám viết về con số cả trăm triệu người khi đó coi lễ tuyên thệ của Trump qua tivi và các trang mạng xã hội. Chủ tịch hạ viện mời TT Trump đọc diễn văn

Chủ tịch hạ viện Mike Johnson đã chính thức mời TT Trump đọc diễn văn trước lưỡng viện quốc hội ngày 4/3/2025. Trên nguyên tắc, đây có thể được coi như Báo Cáo thường niên về Tình Trạng Liên Bang đầu tiên của TT Trump -State of the Union address-.

META bồi thường Trump
META, công ty mẹ của Facebook đã thỏa thuận bồi thường TT Trump 25 triệu đô vì trước đây đã khóa trương mục của ông Trump trên facebook. 22 triệu sẽ được chuyển vào quỹ lập thư viện Trump sau này, trong khi số tiền còn lại sẽ được dùng để trả tiền tòa, tiền luật sư và nhiều chi phí liên quan đến vụ ông Trump kiện facebook.

Mới đây, ông Trump đã được ABC bồi thường 15 triệu đô. Có tin CBS cũng đang điều đình bồi thường ông Trump trong một vụ kiện khác của ông Trump.

Đám truyền thông loa phường trước đây xúm vào đánh Trump, nhiều khi bất hợp pháp, bị Trump kiện, bây giờ đang phải trả giá thật đắt cho những việc làm phe đảng mù quáng của họ.

TIN FBI

Mở điều tra trái phép
Tin mới xì ra cho biết một nhân viên FBI đã tự ý mở cuộc điều tra về TTT₫ Trump liên quan đến vai trò của ông trong vụ biểu tình ủng hộ Trump ngày 6/1/2021, cho dù không có quyền làm vậy. Anh này đã tự ý mở cuộc điều tra, sau đó đã hợp tác chặt chẽ, cung cấp tài liệu điều tra cho công tố đặc Biệt Jack Smith, tất cả đều hoàn toàn vi phạm luật pháp. Vấn đề chưa rõ ràng là không hiếu giám đốc FBI khi đó là ông Christopher Wray có hay biết hay có đồng ý cho phép anh này làm chuyện phạm pháp như vậy hay không.

TT Trump ra lệnh sa thải viên chức cao cấp
Theo lệnh của TT Trump, quyền bộ trưởng Tư Pháp đã ra lệnh cho quyền giám đốc FBI sa thải 8 viên chức cao cấp nhất của FBI liên quan đến việc điều tra vai trò của Trump trong vụ biểu tình ngày 6/1/2021 giúp công tố đặc biệt Jack Smith. Việc làm của công tố Smith bị coi như chính trị hóa ngành Tư Pháp, dùng bộ Tư Pháp để đánh đối thủ chính trị, và FBi coi như đã tham gia vào sách lược 'lawfare' của chính quyền Biden chống Trump đó.

Ông Kash Patel đang điều trần trước thượng viện để được bổ nhiệm chức tân giám đốc FBI, đã cho các thượng nghị sĩ biết ông chưa là giám đốc FBI nên không liên quan gì tới vụ sa thải thải, này không biết gì về chuyện này.

TIN VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TT TRUMP

Mỹ sẽ đánh thuế quan trên hàng Canada và Mễ
Theo như cảnh báo của TT Trump, Mỹ sẽ đánh thuế quan 25% trên tất cả hàng nhập từ Canada và Mexico, kể từ ngày thứ bảy 1/2/2025. Tuần tới, DĐTC sẽ cập nhập tin này. 

Giải nhiệm tất cả tổng thanh tra
TT Trump đã ký sắc lệnh giải nhiệm tất cả 17 tổng thanh tra chính phủ của nhiều bộ và sở quan trọng nhất, như bộ Quốc Phòng, An Ninh Lãnh Thổ, Ngân Khố,..., trong đó phần lớn do chính TT Trump bổ nhiệm trong nhiệm kỳ đầu. TT Trump giải thích đó là việc giúp ông cứu xét lại toàn bộ hệ thống thanh tra cũng như thành quả làm việc của các tổng thanh tra.

Tuy nhiên, ngay sau đó, thượng nghị sĩ CH Chuck Grassley cho biết việc làm này vi phạm luật lệ hiện hữu đòi hỏi tổng thống phải thông báo cho quốc hội biết trước ít nhất 30 ngày.

Bà tổng thanh tra bộ Canh Nông, gốc Tầu, Phyllis Fong, ngang nhiên tuyên bố TT Trump không có quyền cách chức bà, tiếp tục vào sở làm, bị nhân viên an ninh bắt lôi ra khỏi sở.

Cải tổ guồng máy công quyền
TT Trump đã ra quyết định cho phép khoảng hơn 2 triệu công chức, đặc biệt là các công chức làm việc tại gia, được từ chức, nghỉ làm ngay lập tức nhưng vẫn được lãnh lương đầy đủ tới cuối tháng 8/2025. Biện pháp này nằm trong kế hoạch giảm thiểu số công chức trong guồng máy hành chánh quá kềnh càng của Nhà Nước. Các chuyên gia ước tính biện pháp này sẽ tiết kiệm ngân quỹ hơn 100 tỷ đô.

Tạm ngưng tất cả các chương trình trợ cấp liên bang
TT Trump đã ký lệnh đóng băng tất cả các chương trình trợ cấp của liên bang cho các vấn đề giáo dục, y tế, xã hội,... của các tiểu bang, để có dịp cứu xét lại tất cả các chương trình đó. Tuy nhiên ngay sau, đó, đã có nhiều tiểu bang kiện, và một quan tòa liên bang -do Biden bổ nhiệm- đã ra lệnh ngưng, không cho áp dụng lệnh của TT Trump cho tới ngày 3/2/2025, để bà quan tòa coi lại sắc lệnh của Trump có thể được thi hành tới đâu.

Tin mới: TT Trump đã cho thu hồi lệnh tạm ngưng trên.

CDC bị bắt ngưng hợp tác với WHO
Cơ quan CDC, kiểm soát bệnh của Mỹ, đã được lệnh ngưng mọi liên lạc, hợp tác với Tổ Chức Y Tế Quốc tế WHO. Mang tiếng là cơ quan quốc tế, nhưng WHO hoàn toàn bị chính quyền Trung Cộng chi phối, đặc biệt là khi đại dịch COVID tấn công thế giới. TT Trump khi đó ra lệnh rút Mỹ ra khỏi WHO, nhưng Biden sau đó cho Mỹ gia nhập lại, đóng 500 triệu đô một năm. TT Trump ra lệnh Mỹ rút ra lại.

Tướng Milley gặp tắc rối 
Cựu tổng tham mưu trưởng tướng Mark Milley đã bị tân bộ trưởng Quốc Phòng Pete Hegseth thu hồi quyền tiếp cận tin mật -security clearance- và thu hồi đám bảo vệ -security protection- luôn. Tướng Milley cũng sẽ bị đưa ra một hội đồng để thẩm định việc ông thảo luận với bà chủ tịch hạ viện Nancy Pelosi việc chặn không cho tổng thống tổng tư lệnh Trump không có thể sử dụng vũ khí nguyên tử là chuyện trắng trợn vi phạm Hiến Pháp cũng như hệ thống quân giai. Có thể tướng Milley dù về hưu rồi, cũng vẫn bị giáng chức xuống bớt một sao, còn ba sao thay vì hiện đang có bốn sao.

Tướng Milley được Biden ân xá trước phòng xa, nhưng chỉ được miễn truy tố, ra tòa, ngồi tù, nhưng vẫn có thể bị giáng chức. Ông ta có tội không? Biden đã trả lời câu hỏi này: nếu không tội, sao phải ân xá?

TIN NỘI CÁC

Bộ trưởng An Ninh Lãnh Thổ được phê chuẩn
Bà thống đốc South Dakota, Kristi Noem đã được thượng viện chính thức phê chuẩn bộ trưởng An Ninh Lãnh Thổ, với tỷ lệ 59-34.

Bộ trưởng Giao Thông được phê chuẩn
Bộ trưởng Giao Thông do TT Trump bổ nhiệm, ông Sean Duffy đã được thượng viên phê chuẩn, với tỷ lệ 77-22, đánh dấu ngày về vườn của 'chị' Buttigieg, bây giờ rảnh rỗi lo phục vụ chồng và cho con uống sữa.Bộ trưởng 

Nội Vụ được phê chuẩn
Bộ trưởng Nội Vụ do TT Trump bổ nhiệm, ông Doug Burgum đã được thượng viện phê chuẩn với tỷ lệ 78-20. Ông Burgum là đương kim thống đốc North Dakota.

Phụ tá bộ trưởng ANLT
Ông Tony Phạm đã được bổ nhiệm Phụ Tá bộ trưởng An Ninh Lãnh Thổ, đặc trách An Ninh Biên Giới và Thi Hành Luật Di Dân, một vai trò then chốt trong chính sách di dân của TT Trump. Chức vụ này cũng cần được thượng viện phê chuẩn. Ông Phạm trước đây đã từng làm giám đốc Cơ Quan Kiểm Tra Biên Giới ICE.

Ông Phạm là luật sư gốc VNCH, di tản cùng gia đình qua Mỹ năm 1975. Ông là cử tri CH, nhưng lại đã từng làm cố vấn cho thượng nghị sĩ DC Tim Kaine của Virginia, người đã hạ ứng cử viên Hùng Cao mới đây.

Ông Phạm là viên chức cao cấp thứ hai gốc Việt. Trước đây, ông Đinh Đồng Phục Việt đã được TT Bush con bổ nhiệm là phụ tá bộ trưởng Tư pháp, là cha đẻ ra luật Patriot Act, là luật căn bản chống khủng bố của Mỹ. Cả hai ông đều được các tổng thống CH bổ nhiệm.

Từ trái: bà Kristi Noem, các ông Sean Duffy, Doug Burgum và Tony Phạm

TIN VỀ DOGE

Bắt đầu cắt giảm ngân sách
Bộ DOGE -Department of Government Efficiency- thông báo trong một tuần từ ngày TT Trump nhậm chức và thành lập bộ, chính quyền Trump đã cắt bỏ nhiều chương trình DEI tốn tổng cộng hơn 420 triệu đô trong ngân sách liên bang, đồng thời sa thải 395 công chức lớn nhỏ làm việc cho các chương trình này. Ngay trong ngày đầu vừa nhậm chức, TT Trump đã ký sắc lệnh giải tán tất cả các phòng, sở hiện diện trong mục đích phát triển chính sách DEI trong guồng máy chính quyền liên bang.

Bà Warren ủng hộ DOGE
Tin lạ: bà thượng nghị sĩ thiên tả nặng Elizabeth Warren đã công khai ủng hộ những nỗ lực thanh giản hoá, cắt giảm hoang phí trong guồng máy Nhà Nước. Tuần rồi, bà đã chính thức gửi thư cho ông Musk đề nghị 30 biện pháp cắt giảm hoang phí ngân sách Nhà Nước, trong đó có nhiều đề nghị cắt giảm chi tiêu quốc phòng, cải tổ Medicare và Medicaid, cứu xét lại nhiều lỗ hổng giúp các đại gia trốn thuế. Dĩ nhiên đây là những 'hoang phí' mà phe cấp tiến đã la hoảng từ lâu nay. Vấn đề là chưa biết có cắt giảm gì thật không hay chỉ là cách tăng cường sự kiểm soát của Nhà Nước Vú Em và cắt bỏ những chương trình bảo thủ. Để xem ông Musk sẽ làm gì.

TIN DI DÂN

Chính quyền Trump cảnh cáo
Ông Stephen Miller, phụ tá Chánh Văn Phòng đặc trách Chính Sách, lên tiếng cảnh cáo các thị trưởng hay quan chức địa phương cản trở việc thi hành chính sách trục xuất di dân lậu có thể sẽ bị bắt và truy tố trước tòa án liên bang.

Bố ráp tại New York
Cảnh sát thuộc cơ quan ICE tung ra nhiều cuộc bố ráp bắt di dân lậu tại thành phố New York. Trong khi thị trưởng New York, ông Eric Adams tuyên bố hoan nghênh và hợp tác với ICE để bắt di dân lậu phạm pháp, thì bà công tố Letitia James, người đang truy tố Trump về tội phóng đại tài sản để lừa gạt ngân hàng, đã ra chỉ thị cảnh cáo ICE không được bắt người trái phép, kèm theo chỉ dẫn cách chống bố ráp của ICE.

Nhiều chuyên gia pháp luật nhận định việc bà James ngoan cố chống Trump hoàn toàn bất lợi cho cá nhân bà và cho cả New York.

Cảnh sát biên thùy ngạc nhiên
Cảnh sát biên thùy cho biết họ hết sức ngỡ ngàng với thống kê mới nhất về di dân lậu. Dưới thời Biden, mỗi ngày, trung bình có khoảng từ 10.000 tới 12.000 di dân tràn lậu vào Mỹ hồi cuối năm 2023 rồi sau đó giảm xuống cỡ 4.000 người mỗi ngày cuối cùng 2024, sau khi ông Trump đã đắc cử. Trong khi trong tuần lễ đầu sau khi ông Trump nhậm chức, tổng số di dân lậu tràn vào Mỹ chưa tới 600 người một ngày. Chỉ cần nghe đến tên 'Trump' là số di dân muốn vào lậu đã phải suy nghĩ lại rồi.

Câu chuyện trẻ con di dân lậu sanh tại Mỹ
Chẳng có ai sửa Hiến Pháp gì hết mà vấn đề là diễn giải Hiến Pháp liên quan tới một trường hợp Hiến Pháp không ghi rõ ràng. Câu hỏi là quyết định của TT Trump có vi phạm Hiến Pháp hay không, cách diễn giải Hiến Pháp của TT Trump có đúng hay không. Hiến Pháp là tối thượng nhưng không có nghĩa là hoàn hảo, khi không hoàn hảo thì chỉnh sửa qua những tu chánh án. Cho đến nay đã có hơn hai chục TCA rồi.

Theo những người chống đối, Tu Chánh Án 14 ghi rõ những người sanh ra tại Mỹ tự động có ngay quốc tịch Mỹ, do đó việc làm của TT Trump vi phạm Hiến Pháp.

Tuy nhiên, theo những chuyên gia luật ủng hộ ý kiến của TT Trump thì đây là việc diễn giải TCA sai lầm. TCA 14 ghi là "All persons born or naturalized in the United States, and subject to the jurisdiction thereof, are citizens of the United States". Vấn đề lớn là vế thứ hai "subject to the jurisdiction thereof" đã không được lưu ý đúng mức. Nôm na ra, sanh tại Mỹ chỉ mới là điều kiện đầu, còn điều kiện thứ hai là phải chịu sự chi phối của luật lệ Mỹ. Do đó, dựa trên luật này, các trẻ con của các viên chức ngoại giao tuy sanh tại Mỹ nhưng không chịu sự chi phối của luật Mỹ nên không tự động có quốc tịch Mỹ.

Cũng vậy, theo TT Trump, di dân lậu vì không vào Mỹ hợp lệ, không chịu sự chi phối của luật lệ Mỹ, không nằm trong 'juridiction' của Mỹ nên không phải là công dân Mỹ. Nôm na ra, Hiến Pháp không đề cập tới chuyện con của những người vào Mỹ trái phép.

Chuyên gia Hiến Pháp, Hans von Spakovsky nhận định quyết định của TT Trump hoàn toàn hợp Hiến vì Hiến Pháp tuyệt đối không nhìn nhận di dân lậu. Đã gọi là lậu thì không có Hiến Pháp hay luật lệ Mỹ nào có thể bao che hay bảo vệ họ được.

Kẻ này dĩ nhiên mù tịt chuyện luật pháp nên không dám có ý kiến loạn. Chỉ nghĩ rằng vấn đề này sẽ phải do Tối Cao Pháp Viện Liên Bang làm sáng tỏ. Nhiều chuyên gia không đồng ý với quyết định của TT Trump, nhưng vẫn hoan nghênh việc làm của ông, vì sẽ giúp TCPV có cơ hội diễn giải rõ ràng TCA 14. Có thể TT Trump đúng, có thể ông sai, ta chờ xem.

Theo thống kê chính thức, hiện nay có khoảng hơn 250.000 trẻ con di dân lậu sanh tại Mỹ, mà quy chế sẽ tùy thuộc cách diễn giải TCA 14.

Trên thế giới hiện nay có chừng 30 quốc gia cấp quyền công dân cho trẻ con sanh ra tại xứ ngay. Hầu hết là luật từ thế kỷ trước khi những xứ này mới lập quốc, cần di dân như các xứ Nam Mỹ và các đảo quốc như Fiji, Grenada,... Không có xứ nào cấp quyền công dân cho trẻ con di dân bất hợp pháp. Cũng không có xứ Âu Châu nào, kể cả Pháp và Đức, cấp quyền công dân tự động cho tất cả trẻ con sanh tại xứ đó.

Coast Guards chặn bắt tàu di dân lậu
Cảnh sát tuần duyên -Coast Guard- đã chặn bắt một tàu chở di dân lậu ngoài khơi Cali. Trong những năm qua, Coast Guards nhắm mắt không chặn bắt những tàu này, nhưng dưới thời TT Trump, mọi chuyện đã thay đổi, sẽ không còn chuyện mở toang cửa biên giới nữa. Những di dân lậu này bị bắt đã được chuyển giao ngay qua Cơ Quan Kiểm Soát Biên Thùy -Patrol Border- để là thủ tục trục xuất ngay. Ông Trump nói là làm.


Ký luật đầu tiên
Thứ Tư vừa qua, đúng ngày Tết ta, TT Trump ký sắc luật đầu tiên, là luật Laken Riley Act, theo tên một cô sinh viên bị một di dân lậu giết chết. Luật này bắt buộc di dân lậu phạm tội phải bị bắt nhốt, không được tại ngoại. Luật này cũng cho phép các tiểu bang kiện liên bang nếu liên bang thả tù di dân lậu để di dân lậu này phạm tội.

Gửi di dân lậu phạm pháp đi Guantanamo
TT Trump đã ký lệnh tu bổ nhà tù Guantanamo trên đất Cuba, để chuẩn bị nhận 30.000 di dân lậu phạm tội nặng sẽ bị nhốt tại đây.

Huntington Beach kiện Newsom
Thành phố Huntington Beach đã là thành phố Cali đầu tiên thu hồi luật 'sanctuary' bảo vệ di dân lậu. Chưa hết. Tuần rồi, Hội Đồng Thành Phố đã chinh thực kiện thống đốc Gavin Newsom và cả tiểu bang Cali đã cản không cho thành phố được hợp tác với chính quyền Trump trong việc lùng bắt và trục xuất di dân lậu.

Băng đảng di dân lậu bị lùng bắt
Tuần rồi ba tên thuộc băng đảng Tren de Aragua của đám di dân lậu Venezuela đã Cơ Quan Kiểm Soát Di Dân ICE bị bắt. Ngoài ra, tên thủ lãnh cầm đầu vụ chiếm nhà tại Colorado cũng đã bị bắt.


Mexico bắt đầu nhận lại di dân lậu
Nhắc lại: chuyến bay đầu tiên chở di dân lậu trả về Mexico đã bị chặn lại vì chính quyền Mexico từ chối nhận. Nhưng một ngày sau, không rõ những điều đình nào đã xẩy ra trong hậu trường, Mexico đã nhận liên tục bốn chuyến bay chở di dân lậu từ Mỹ qua trong một ngày, trong khi ngoại trưởng Mexico tuyên bố sẵn sàng nhận lại hết di dân lậu về Mễ.


Ngoài ra, còn nhiều chuyến bay của không quân Mỹ liên tục chở di dân lậu về Guatemala mỗi ngày. Cũng không kể việc biên giới Mỹ-Mễ đã bị khóa hoàn toàn, không cho bất cứ di dân nào vào. Những người muốn làm đơn xin vào hợp pháp vẫn được nộp đơn, nhưng không được vào đất Mỹ, phải ở lại Mexico cho tới khi đơn xin nhập cư được chính thức chấp nhận. Colombia chặn máy bay.

TT thiên tả của Colombia, Gustave Petro đã ra lệnh chặn không cho hai máy bay quân sự Mỹ chở đầy di dân lậu gốc Colombia đáp xuống Colombia. Ngay sau đó, TT Trump đã đe dọa tung ra một số biện pháp trừng phạt:

- đánh thuế 25% trên tất cả mọi hàng hóa nhập cảng từ Colombia, có thể tăng lên tới 50% sau một tuần;
- thu hồi chiếu khán và cấm tất cả nhân viên chính quyền Colombia không được vào Mỹ vì bất cứ lý do gì;
- gia tăng kiểm tra tất cả hành khách và bưu kiện, hàng hoá gửi từ Colombia vào Mỹ.

Chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi TT Trump tung ra các biện pháp trên, TT Colombia chịu thua ngay, cho biết Colombia chấp nhận các di dân lậu Trump gửi trả về, lại còn đề nghị sẽ cho máy bay riêng của tổng thống qua đón di dân lậu về. TT Colombia biện bạch không phải ông từ chối không chịu nhận lại dân Colombia, mà chỉ muốn họ được trở về trong danh dự, không phải như tội phạm. Các biện pháp trừng phạt sẽ ngưng thi hành nếu Colombia tiếp tục nhận di dân lại.

Ô-kê, nói sao cũng được, cứ nhận lại di dân lậu là được thôi. Đừng có giỡn với Trump, Trump không phải là Biden.

Tin mới: TT Colombia kêu gọi di dân lậu gốc Colombia hiện đang sống ở Mỹ nên tự ý trở về Colombia, sẽ được chính quyền Colombia giúp đỡ tái định cư, không nên ở lại Mỹ sẽ gặp khó khăn đủ loại, lại bi coi như những dân phạm pháp. Colombia đã gửi nhiều máy bay vận tải quân sự qua Mỹ chở dân gốc Colombia về nước,

Brazil phản đối
Chính phủ Brazil đã phản đối việc một máy bay Mỹ chở 88 di dân gốc Brazil đáp xuống Brazil, với các hành khách bị còng tay như tội phạm. Chính phủ Mỹ đã cho biết những người này được trả về Brazil không phải trong chương trình trục xuất di dân lậu mới đây của TT Trump, mà là những tội nhân được trả về Brazil theo một thoả hiệp giữa Mỹ và Brazil đã ký từ nhiều năm trước.

Ấn Độ nhận di dân lậu gốc Ấn
Bộ Ngoại Giao Ấn Độ xác nhận Ấn Độ hoàn toàn chống lại việc nhận di dân lậu, bất kể của xứ nào. Do đó, Ấn sẵn sàng đón nhận lại tất cả di dân lậu gốc Ấn bị bắt và trục xuất bởi Mỹ. Người ta ước đoán có khoảng gần 30.000 di dân gốc Ấn đang sống lậu ở Mỹ.

CẢI TỔ FEMA

TT Trump ký sắc lệnh thành lập một ủy ban đặc nhiệm cứu xét tình trạng FEMA, là cư quan cựu trợ thiên tai, sau những tai hoạ như bão Helene tàn phá miền đông nước Mỹ và hỏa hoạn Cali. Hai bộ trường An Ninh Lãnh Thổ và Quốc Phòng đã được bổ nhiệm đồng chủ tịch ủy ban.

BÌNH LOẠN GIA THÚ TỘI

Anh bình loạn gia thiên tả kiêm phóng viên thể thao Stephen Smith của đài ESPN đã thú tội: anh ta đã bỏ phiếu cho bà Kamala, nhưng bây giờ nghĩ lại, thấy mình chỉ là một thằng điên -damn fool-.

Theo anh Smith, "bà Kamala năm 2020 chưa thắng nổi một cuộc bầu sơ bộ tại Iowa -là cuộc bầu sơ bộ đầu tiên-, bất thình lình trở thành ứng cử viên tổng thống của đảng DC, rồi sau Đại Hội đảng tại Chicago, nhẩy vọt lên thành 'siêu sao ', làm sao chuyện này có thể xẩy ra được?". Vâng tôi đã bầu cho bà Kamala, nhiều người đã bầu cho bà, để rồi cuối cùng, tất cả chúng tôi đều cảm thấy như một đám khùng điên. Nếu đảng Dc ó bầu sơ bộ có nhiều triển vọng bà Kamala sẽ không thể trở thành ứng cử viên.

Anh Smith cũng công kích đảng DC đã vận động tranh cử không phải dựa vào những nhu cầu, đòi hỏi của dân, là việc đảng CH đã làm, mà chỉ lo tấn công cá nhân Trump. Theo anh Smith, đúng là Trump đã bị đàn hặc hai lần, đã bị truy tố tới 34 tội, thế nhưng dân Mỹ vẫn cảm thấy gần gũi với ông hơn là với bất cứ nhân vật nào của đảng DC.

Ít ra thì những người Mỹ dù cuồng chống Trump tới đâu, cũng vẫn có thể thành thật, không ngoan cố gian trá tới chết như đám vẹt tị nạn, cũng không mặt trơ trán bóng tung tin phịa, tin xuyên tạc. Như mới đây vài con vẹt tung tin bà Melania mặc áo đen, đối mũ đen có khăn tang trắng trong lễ tuyên thệ chồng. Thật ra là Melania mặc áo màu xanh dương đậm, đám vét photoshop hình thành màu đen để bôi bác.

Thật ra, ghét Trump, chống Trump, muốn chửi gì thì chửi Trump, sao lại phải phịa tin quần áo bà vợ để rồi bôi bác. Chuyện đê hèn, bẩn thỉu, nhỏ mọn, chỉ phản ảnh tư cách con người đám vẹt tị nạn. Nghĩ lại thật đáng buồn cho dân tộc ta với mấy ngàn năm văn hiến, mà lại sanh ra mấy con ruồi nhặng này. Mà đáng nói hơn, những con vẹt bôi bác chuyện này lại đã từng là những 'nhân sĩ' của miền Nam ta đấy.

Nguyên văn ChatGPT...


TIN CHỐNG 'THỨC TỈNH'

- TT Trump ký lệnh giới hạn việc mổ sẻ chuyển giới cho trẻ con vị thành niên.

- Bộ Ngoại Giao chính thức bỏ giới tính 'X' trên thông hành Mỹ, để chỉ còn 'nam' hay 'nữ'.

- Chuỗi siêu thị Target chấm dứt chính sách DEI trong nội bộ công ty. Target là công ty mới có thay đổi này. Trước đây, đã có khá nhiều đại công ty lớn hủy bỏ chính sách DEI như Walmart, Boeing, Toyota, ...

- Các tù đàn ông chuyển giới được chuyển qua nhà tù phụ nữ, sẽ bị trả về các nhà tù nam giới.

TIN CHÁY RỪNG: CẬP NHẬT

Trump đi thăm Los
Cuối tuần trước, TT Trump sau khi đi viếng thăm nạn nhân bão lụt Helene tại North Carolina, đã đi thăm nạn nhân hỏa hoạn tại Los Angeles. Ông đã được thống đốc Newsom ra tận cầu thang máy bay đón rước rất nồng nhiệt. Sau đó đã có một buổi thảo luận với các viên chức thành phó, chịu trách nhiệm trong vụ hỏa hoán, trong TT Trump ngồi cách bà thị trưởng Los 2 thước. Ông đã công khai công kích tất cả đã không chu toàn trách nhiệm mà chỉ lo những chuyện 'thức tỉnh' vớ vẩn, hay những công tác bảo vệ khí hậu của cả trăm năm sau, hay bảo vệ vài con thú vật hiếm hoi, mà quên cả triệu dân thành phố Los.

TT Trump công khai cảnh cáo Cali và Los phải thay đổi chính sách nếu không sẽ gặp khó khăn trong việc chính quyền liên bang trợ cấp giúp tái thiết.

NHỮNG NGÔI SAO SÁNG CỦA ĐẢNG DC CHO 2028

Dĩ nhiên bây giờ còn quá sớm để nhìn vào cuộc bầu cử TT năm 2028. Dù vậy, báo loa phường Washington Post đã nêu lên tên 12 ngôi sao sáng, tương lai của đảng DC cho năm đó. Dưới đây là danh sách theo WaPo:

Josh Shapiro: đương kim thống đốc Pennsylvania: ông này đã bị bà Kamala và cánh cực tả của đảng DC bác bỏ, không chọn làm phó TT đứng cùng liên danh với bà Kamala.

Gretchen Whitmer: đương kim thống đốc Michigan, cũng như trường hợp trên, bị bà Kamala và cánh tả bác bỏ.

Pete Buttigieg: bộ trưởng Giao Thông của Biden; nổi như cồn trong đảng DC vì dám công khai hôn môi 'ông chồng' trên tivi. Dân Mỹ mà bầu cho tay này thì quả là ... mạt vận, hết thời.

Kamala Harris: nói chơi hay nói thiệt dzậy?

John Fetterman: ông thượng nghị sĩ dở hơi, nửa khùng của Pennsylvania, chứng tỏ đảng DC thật hết người.

Ruben Gallego: thượng nghị sĩ mới được bầu lần đầu tiên tại Arizona. Ai dzậy?

Wes Moore: tân thống đốc Maryland. Ai dzậy?

Raphael Warnock: thượng nghị sĩ Georgia. Một linh mục da đen thượng nghị sĩ của Georgia làm tổng thống? (*)

Gavin Newsom: đương kim thống đốc Cali. Ủa, sau vụ hỏa hoạn lịch sử mà còn có người nghĩ tới ông này làm TT sao?

Andy Beshear: đương kim thống đốc DC của tiểu bang thanh đồng CH Kentucky. Ai dzậy?

Josh Stein: tân thống đốc North Carolina. Ai dzậy?

Tim Walz: đương kim thống đốc Minnesota, ứng cử viên phó TT cùng liên danh với bà Kamala. Nhiều người tin việc chọn ông này đã là một trong những nguyên nhân lớn khiến bà Kamala thảm bại.

(*) Đính chính: TNS Warnock là mục sư Tin Lành.

Xin lỗi chứ nhìn vào danh sách này, kẻ này tưởng tượng ông JD Vance đang rung đùi cười hô hố.

TIN CNN

Phóng viên cuồng chống Trump của CNN mất job
Một phóng viên chống Trump loại cuồng nhất, Jim Acosta, bị CNN đẩy chương trình của anh vào buổi tối sau 12g đêm, nghĩa là giờ chẳng còn ai ngồi coi tivi. Nghĩa là CNN gián tiếp sa thải Acosta, không sa thải trực tiếp được vì còn kẹt hợp đồng ký với anh ta. Anh Acosta nổi đoá, đã từ chức, đang đi tìm job mới khác. Cũng có thể mở chương trình riêng trên YouTube? Vài con vẹt tị nạn hoan nghênh thái độ 'oai phong' của Acosta. Rất tiếc, hoan nghênh không, không thể đền bù tiền lương kếch sù anh nhận được từ CNN. Không rõ CNN trả lương anh ta bao nhiêu, có tin là 700.000 đô một năm, cũng có tin là 2 triệu đô.

TIN NGẮN MỸ

- CIA dưới quyền tân giám đốc, đã công khai hóa một báo cáo của CIA, hoàn tất dưới thời Biden nhưng bị Biden cấm không cho phổ biến, theo đó, CIA nghi ngờ -tuy không dám tin chắc- vi khuẩn COVID xuất phát từ Phòng Thí Nghiệm Vũ Hán.

- Các quân nhân bị giải ngũ vì không chịu chích ngừa COVID sẽ được thu dụng lại.

- Tình trạng thị trường địa ốc thê thảm nhất trong hơn ba chục năm qua, khi lãi suất nợ mua nhà quá cao -trung bình hơn 7%- trong khi giá nhà tiếp tục leo thang không ngừng. Đưa đến tình trạng số nhà bán trong năm qua đã tuột xuống mức thấp nhất từ ba thập niên qua.

- Cựu thượng nghị sĩ DC Bob Menendez bị kết án 11 năm tù vì tội ăn hối lộ của nhiều chính quyền các nước khác để ra luật có lợi cho họ khi ông còn làm TNS.

TIN NGẮN QUỐC TẾ

- TT Zelensky ca tụng TT Trump "biết cách nói khiến cho Putin phải sợ".


- TT Hàn Quốc, Yoon Suk Yeon, đã bị một tòa kết tội 'nổi loạn' -insurrection- khi ông tự ý ban hành lệnh khẩn trương để mong chiếm thêm quyền. Chưa biết ông ta còn có quyền kháng cáo tới đâu, chỉ biết về tôi nà, ông có thể lãnh án tử hình hay chung thân. Cựu tổng thống Hàn Quốc đi tù khá nhiều, nhưng ông Yoon Suk Yeon là đương kim tổng thống đầu tiên bị truy tố và kết án.

- Đan Mạch chi ra hai tỷ đô để tăng cường quốc phòng cho Greenland và vùng duyên hải của Đan Mạch, phiá bắc của NATO, cùng với tiền mua thêm tầu chiến, drones và vệ tinh quốc phòng. Chẳng ai biết tương lai Greenland ra sao, chỉ biết TT Trump đã có cách bắt các quốc gia NATO tăng cường ngân sách quốc phòng của họ thay vì vung tiền trợ cấp cho dân, trao chuyện quốc phòng cho lính Mỹ lo. Đây có phải là mục tiêu thật sự của TT Trump trong vụ lùm xùm Greenland không?

- Hamas thả thêm 4 nữ quân nhân Do Thái đã bị bắt đổi lấy 200 lính Hamas bị Do Thái bắt giữ. Tuy nhiên, đã có tin có những đụng độ giữa lính Do Thái và Hamas, khiến nhiều người lo ngại không biết tình trạng hơn chiến có kéo dài được không. Tin mói: Do Thái đã tiếp tục 'nói chuyện' với Hamas để duy trì hưu chiến và trao đổi tù.

- TT Macron của Pháp được hậu thuẫn thấp nhất lịch sử Pháp: 21% !!! Trong 5 người Pháp, chỈ có MỘT ủng hộ ông.

- Nhà độc tài Lukashenko tái đắc cử TT Belarus với tỷ lệ 88% phiếu. Có gì lạ?

Vũ Linh


CABO VERDE

Tiếp tục cuộc hành trình lòng vòng thế giới, tuần này, xin mời quý độc giả viếng thăm đảo quốc Cabo Verde (CV). Là một nơi chắc chưa có người Việt nào đặt chân tới.

Cabo Verde là tên tiếng Bồ Đào Nha vì trước đây, quần đảo này là thuộc địa của Bồ, tiếng Pháp gọi là Cap Vert, tiếng Anh là Cape Verde.

Cabo Verde là một nhúm chừng một chục đảo nhỏ, ngoài khơi Senegal của Tây Phi Châu, cách Senegal khoảng hơn 600 cây số, tổng cộng hơn 4.000 cây số vuông, với nửa triệu dân. Để có thể so sánh, quận Cam của Cali lớn gấp hai lần CV và có dân số hơn 3 triệu dân. Thủ đô CV là Praia, nằm trên hòn đảo lớn nhất. Praia có khoảng hơn 50.000 dân. Dân CV là dân Phi Châu, nhưng nước da nâu đậm, không đen. Tiếng Bồ Đào Nha vẫn là ngôn ngữ chính thức.

Tôi ký hợp đồng làm việc ngắn hạn -2 tháng- với Cơ Quan Viện Trợ Phát Triển Mỹ -USAID- cuối năm 1992. Giúp tư hữu hóa một số công ty quốc doanh vì khi đó, CV mới chuyển từ chư hầu Liên Xô qua thể chế kinh tế thị trường, nhiều công ty quốc doanh được tư hữu hóa, bán cho các doanh gia tư nhân.

CV là đảo quốc khá nhỏ, trong khi tôi làm việc rất ngắn hạn, tuy nhiên, có nhiều chuyện vui lạ, đáng kể lại cùng quý độc giả.

Trước hết, xin nói qua về lịch sử và địa dư khá lạ.

Quần đảo này được Bồ Đào Nha khám phá ra thế kỷ 15, khoảng năm 1450, trở thành thuộc địa Bồ từ ngày đó. Được độc lập năm 1975. Ngay sau đó, CV nằm dưới quyền một đảng cực tả, chư hầu của Liên Xô. Trước áp lực quần chúng, CV cho bầu cử đa đảng tự do lần đầu năm 1991, mang lại chiến thắng cho một đảng thiên hữu. Kể từ đó, CV trở thành một quốc gia tách ra khỏi khối CS Xô Viết, nhất là sau khi Xô Viết xụp đổ, có tự do dân chủ vững chắc. Ảnh hưởng của Mỹ tăng mạnh, đưa đến việc tôi có hợp đồng làm việc với USAID năm 1992.

CV là một nhúm quần đảo nhỏ, gần như vô danh, chẳng ai biết đến, cũng chẳng là một trung tâm du lịch quốc tế, mà trái lại, chẳng bao giờ có du khách nào tới viếng thăm. Nhưng trên phương diện địa dư quốc tế cũng như chiến lược quân sự, lại là một quần đảo hết sức quan trọng.

Trên phương diện địa dư quốc tế, CV chính là nơi xuất phát của hầu hết các trận bão lớn -hurricanes- tàn phá Đông Mỹ, tiểu bang Florida, các đảo Cuba, Haiti, Puerto Rico, Bahamas,... Kẻ này không phải chuyên gia khí tượng nên không có câu giới thích, nhưng CV là vùng lúc nào cũng có gió lớn và mạnh, và những cơn gió đó du hành, băng qua Đại Tây Dương, tới tàn phá vùng Caribbean và Florida hàng năm. CV có rất nhiều cây lớn, nhưng không cao, mà lại nghiên hẳn qua một bên vì gió lớn quanh năm ngày tháng.

Về địa chính trị, CV là một căn cứ không quân then chốt của CS Xô Viết thời chiến tranh 'lạnh'. CV là trạm nghỉ và đổ xăng của máy bay Xô Viết từ Nga chở lính và quân viện qua Cuba hay qua Angola, phiá tây Phi Châu. Đi đến tình trạng quái lạ của các chuyến bay kể cả dân sự tới CV, mà tôi xin được kể lại dưới đây.

Thủ đô là Praia trên đảo chính, lớn nhất, nhưng Praia chỉ có một phi trường nhỏ xiú, kiểu như phi trường Liên Khương của Đà Lạt trước đây. Các phi cơ dân sự Boeing lớn không tới phi trường Praia được, phải tới một phi trường lớn hơn là phi trường tên là Amílcar Cabral International Airport, hay thường gọi là Sal International Airport vì nằm trên một đảo khác, nhỏ hơn, tên là đảo Sal. Phi trường này lớn hơn vì được Liên Xô xây và phát triển để làm trạm nghỉ, đổ xăng cho các máy bay quân sự lớn của Liên Xô bay từ Mạc Tư Khoa đi Cuba hay Angola như vừa viết.

Đưa đến câu chuyện hết sức ngộ nghĩnh của kẻ này khi tới CV. Đi máy bay dân sự Boeing lớn của Bồ Đào Nha tới phi trường SAL. Tới nơi, hành khách phải xuống hết, qua thủ tục kiểm tra thông hành, lấy hành lý ra, rồi đổi máy bay nhỏ đi tới Praia. Việc đổi máy bay hết sức đặc biệt và... thú vị. Máy bay nhỏ từ SAL đi Praia như loại 'xe búyt con thoi' -shuttle bus-, mỗi giờ có một chuyến, hành khách tới SAL phải đổi máy bay, không cần mua vé, giữ chỗ gì hết. Khi máy bay nhỏ tới, đáp xuống phi trường SAL, hành khách, chẳng ai xếp hàng gì hết, lo xách hành lý rồi chạy cho nhanh chiếm ghế ngồi trên máy bay nhỏ, quăng hành lý ngổn ngang phía đuôi máy bay, nhân viên phi hành đoàn sẽ xếp lại, cho tới khi hết ghế trống thì những người sau phải ở lại, chờ chuyến bay tới, rồi lại chạy dành ghế.

Máy bay đi từ SAL tới Praia, nếu tôi nhớ không lầm, hơn nửa tiếng đồng hồ bay, là loại Nga chế, Tupolev gì đó, là máy bay cánh quạt ở trên hai cánh, phiá trên máy bay, nghĩa là hành khách ngồi trong máy bay nhìn qua cửa sổ sẽ thấy cánh máy bay và quạt phiá trên đầu mình, trong khi thấy mình ngồi sát trên bánh xe. Khi máy bay đáp, có cảm tưởng như mình bị kéo lê bàn tọa trên phi đạo. Lạ lùng thay, dân Nga khá to con, nhưng ghế máy bay lại rất hẹp, kẻ này, 'mít con' ngồi mà còn thấy chật. Mỗi máy bay chở được chừng 30-40 người. Chuyện lạ đáng nói là ngồi trên máy bay gần hàng đầu -vì tôi đã hụt chuyến bay trước nên chuyến này được lên trước, ngồi ghế hàng đầu-, tôi thấy ông phi công chính, quay cửa sổ kính xuống, gác tay trên cửa sổ trong khi bay, chẳng khác gì khi tôi lái xe hơi, xuống kính, gác tay trên cửa sổ xe hóng gió! Phi công không đội mũ, tóc bay phất phới. Tôi không phải dân không quân, không biết gì loại máy bay ngộ nghĩnh này. Sau này, khi ở Miến Điện tôi đi máy bay cánh quạt rất thường xuyên vì đó là những loại máy bay thông dụng trong nội địa Miến. Cánh quạt nhưng mới toanh, rất tân tiến, rất êm và nghe tiếng máy không quá ồn. Nhưng đều là máy bay lớn, chở cỡ từ 50 tới 80 hành khách, phi công ngồi trong buồng lái riêng đóng kín cửa. Miến có 5-6 hãng máy bay nội địa, toàn sử dụng những máy bay cánh quạt kiểu này, phần lớn sản xuất tại Pháp.

Máy bay cánh quạt lớn của Miến Điện

Kẻ này xin kể chuyện đi ăn tiệm tại Praia.

Phải nói ngay khi đó, tình cờ, tôi đi làm cùng với một chuyên gia tư vấn gốc Việt khác, chính là một anh 'bạn già' của tôi. Hai chúng tôi, một hôm, đi vào một nhà hàng địa phương ăn trưa. Địa phương nhưng có các món 'Tây' như thịt bò bít-tếch và mì Ý. Vào tiệm, tuy chẳng có một khách hàng nào chừ hai chúng tôi, vẫn phải ngồi chờ chừng 5 phút mới thấy một cô phục dịch, từ từ lết từ trong nhà bếp ra, chẳng nói chẳng rằng gì, đặt hai cái thực đơn trên bàn rồi từ từ vào bếp lại. Ngồi chờ chừng 5 phút sau, thấy chị ta lại từ từ lết ra, đặt một cuộn khăn giấy trong đó có một cái nĩa và một con dao trước mặt tôi, rồi lại biến vào nhà bếp, chẳng hỏi han, nói chuyện câu nào. Rồi lại ngồi chờ, 5 phút sau, chị ta lại lết ra, đặt một cuộn khăn với dao nĩa thứ nhì trên bàn trước mặt anh bạn, rồi lại đi vào bếp. Lại chờ thêm 5 phút nữa, thấy chị ta trở ra với một quyển sổ tay nhỏ và cây bút BIC, khi đó mới nghe chị ta hỏi chúng tôi muốn ăn gì. Gần nửa giờ mới đắt đầu gọi món ăn. Tôi sốt ruột, nói với cô phục dịch "chúng tôi phải trở về sở làm việc, xin cô nhanh nhanh giùm". Cô phục dịch nhìn tôi một cách hết sức ngạc nhiên, quay lưng đi vào, không thèm trả lời một tiếng nào. Chờ thêm cỡ ... 15 phút nữa, mới thấy mang đồ ăn ra. Anh bạn tôi số may hơn, được ăn trước, tôi phải chờ thêm 10 phút. Sau cả tiếng đồng hồ chờ, tôi đã hưởng được một trong những bữa ăn dở nhất trong đời. Miếng thịt bò dai hơn đế giầy, may là khi đó tôi còn trẻ, răng còn tốt hơn bây giờ nhiều.

Đúng như Einstein đã nhận định, thời gian có giá trị rất tương đối. Ở Mỹ cả nước lúc nào cũng phải chạy đua để sống. Như thời cao bồi lập quốc, bắn chậm thì chết. Bây giờ làm việc chậm chạp ở Mỹ, mất job ngay. Nhưng ở CV nói riêng và cả Phi Châu nói chung, thời gian là cái gì thiên hạ ít quan tâm nhất. Cho tôi một bài học vô giá: kiên nhẫn, từ từ mà sống, không cần phải chạy đua với ai hết. Rồi mọi chuyện cũng vẫn xong.

Lần sau, chúng tôi rút kinh nghiệm, không đi tiệm ăn địa phương mà đi ăn một tiệm Tầu. Trên thế giới này, chỗ nào có người sống, là có tiệm ăn Tầu. Trên cái đảo khỉ ho cò gáy này, cũng có tiệm ăn Tầu. Đi ăn mì cho nhanh, cũng bảo đảm phải ngon hơn món xì-tếch dai nhách. Tiệm Tầu này phục vụ tốt hơn, nhanh hơn nhiều, khỏi phải chờ cả nửa giờ dù nhiều khách hàng hơn, toàn dân Tầu. Ngay khi đó, tôi đã thấy khá nhiều chuyên gia Tầu cộng làm việc tại Phi Châu rồi. Tôi gọi món mì xá xíu. Được bưng ra một tô mì, nhìn kỹ, hóa ra là ... mì gói, với những sợi mì quăn quăn quá quen thuộc. Cùng vài miếng thịt heo luộc, chẳng có xá xiú gì ráo. Không rau không hành gì hết. Thế mà mấy anh Tầu trong tiệm ăn một cách thật ngon lành. Có lẽ mấy anh này khi còn sống ở mẫu quốc, có mì gói để ăn là trúng số rồi.

Nghĩ lại, cái may lớn nhất cho tôi khi đó là hợp đồng này rất ngắn hạn, chỉ có hai tháng.

Trên phương diện du lịch, thủ đô Praia bé tí, gần như hình tròn với đường kính khoảng hơn 5 miles, đi một vòng xe chừng 15 phút là hết thành phố, chẳng có gì đặc biệt, bãi biển cũng bình thường, không có gì khác lạ, không đẹp cũng chẳng xấu, sạch sẽ vì chẳng thấy ai tắm. Gió quá mạnh, sóng lớn, mà lại hơi lạnh.

Thật ra, công việc khá nhàn rỗi, nhưng khi đó, đúng là lúc đang có cuộc bầu cử TT Mỹ giữa đương kim TT Bush cha và thống đốc Bill Clinton. Anh em chúng tôi ngồi coi tivi -CNN International được thành lập năm 1987-, bàn ra tán vào cả ngày. Cá nhân tôi khi đó, ung dung ngồi chờ tin đại thắng của TT Bush cha, chứ tay 'playboy' hỷ mũi chưa sạch Clinton là thứ ma nào, ai thèm bầu. Để rồi sau đó, tôi trắng mắt ngồi nghe tân TT Clinton đọc diễn văn thắng cử.

Chuyện bên lề: chúng tôi được gặp ông đại sứ Mỹ tại đây. Ông này rất quen thuộc với VN, vì trước đây là lãnh sự Mỹ tại Cần Thơ trước năm 75, giờ chót đã phải nhẩy lên xà-lan đi từ Cần Thơ qua sông Cửu Long ra biển. Ông có bà vợ VN, nhưng tôi không có dịp gặp. Tuy CV là đảo rất nhỏ, nhưng trách nhiệm ông đại sứ khi đó rất quan trọng. CV vừa thoát ra khỏi gông cùm CS LIên Xô, Mỹ nhẩy vào để chiếm ảnh hưởng, qua cả lô dự án viện trợ tài chánh và kỹ thuật từ USAID. Và đã thành công, biến CV thành một trong những quốc gia dân chủ, tự do nhất Phi Châu cho tới ngày nay.

Vũ Linh
1/2/2025